Kênh đào này không chỉ là một công trình thủy lợi mà nó còn được ví như “kỳ quan thứ 8 của Trung Quốc”.
Kênh đào Hồng Kỳ là công trình mà người dân huyện Linxian (nay là thành phố Lâm Châu), Trung Quốc xây dựng từ sườn núi Taihang để vào rừng trong điều kiện vô cùng khó khăn những năm 1960. Trong lịch sử thành phố Lâm Châu, từng xảy ra một đợt hạn hán nghiêm trọng, các con sông và giếng đều khô cạn, rau mùa mất trắng. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền quyết định xây dựng một kênh đào dẫn nước về làng.
Kênh đào này được khởi công vào tháng 2 năm 1962, mất gần 1 thập kỷ mới hoàn thành. Người dân đã san phẳng 1.250 quả đồi, xây 151 cống dẫn nước và đào 211 đường hầm trong điều kiện đặc biệt khó khăn, công nghệ, công cụ sản xuất, xây dựng lạc hậu.
Kênh đào Hồng Kỳ có tổng chiều dài 70,6km, trong suốt 40 năm qua nó đã dẫn 8,5 tỷ m3 nước, tưới cho 80 triệu m2 đất, tăng sản lượng lương thực lên 1,59 tỷ kg. Trước những gì mà nó mang lại cho cuộc sống của người dân, người ta ví kênh đào này như “kỳ quan thứ 8 của Trung Quốc”.
Việc xây dựng thành công kênh đào này khiến nhiều người sửng sốt, nó là một công trình gây chấn động thế giới, thể hiện rõ tinh thần kiên trì, chịu khó của người Trung Quốc.
Năm 2009, kênh đào Hồng Kỳ đã được Cục Đất đai và Tài nguyên trao tặng danh hiệu “Công viên địa chất quốc gia”. Vào tháng 10 năm 2016, nó đã được phê duyệt là điểm du lịch cấp 5A cấp quốc gia.
Toàn bộ danh lam thắng cảnh bao gồm nơi: "Vườn Phong Thủy", "Động Thanh niên" và "Luositan". Trong số đó, phải kể đến "Hang động Thanh niên" với tổng chiều dài 616m, được tạo ra từ một bức tường đá vỡ, xuyên qua núi Taihang hùng vỹ và hiểm trở, là điểm hút khách du lịch chính. Sở dĩ nó được đặt tên như vậy là vì có 300 thanh niên chịu khó và xuất sắc được chính quyền lựa chọn, thành lập đội khoan, mất khoảng 1 năm 5 tháng mới khoang thủng núi đá và tạo ra động này.
Khu thắng cảnh Luositan nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp. Vào mùa mưa, nước sông tạo thành thác bán nguyệt rất ngoạn mục. Hay vào mùa đông, những bức màn băng dài hàng chục mét 2 bên hẻm núi khiến cảnh tượng trở nên đặc biệt ảo diệu vô cùng.
Để xây dựng được kênh đào này, người dân chịu không ít rủi ro tới tính mạng. Theo báo cáo, có 81 người đã hy sinh trong quá trình xây dựng.
Trước khi đến khu thắng cảnh kênh đào Hồng Kỳ, bạn nên ghé qua bảo tàng tưởng niệm, tại đây có vô số hình ảnh và đồ vật. Thông qua công nghệ 3D, người ta đã tái dựng lại quá trình xây dựng kênh đào, thực sự rất vất vả. Nhưng cũng thông qua đó, du khách biết thêm được về cuộc sống của người Lâm Châu trước đây.
0 Nhận xét